Khách hàng là người tạo doanh thu cho doanh nghiệp và từ doanh thu đó doanh nghiệp sẽ trích ra để bù vào những chi phí liên quan cấu thành lên sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng của doanh nghiệp.
Điều đó là thực tế và hiển nhiên, nhưng rất nhiều doanh nghiệp chỉ
chú trọng tới làm sao để bán được sản phẩm hoặc tìm kiếm khách hàng mới mà quên
mất việc chăm sóc và duy trì mối quan hệ khách hàng cũ. Điều đó có thể thấy được ở một số
doanh nghiệp, khâu quản lý khách hàng có nhiều vấn đề tồn tại cần được khắc phục.
Chỉ khi doanh nghiệp nhìn nhận thẳng vào vấn đề và khắc phục nó bằng mọi cách từ kiện toàn lại quy trình quản lý khách hàng cho tới sử dụng phần mềm quản lý khách hàng thì doanh nghiệp
sẽ đạt được rất nhiều lợi ích như:
- Quản lý khách hàng tốt doanh nghiệp có thể từ đó tìm ra cơ hội kinh doanh với khách hàng từ các sản phẩm mới hay chiến lược mới mà doanh nghiệp đang triển khai.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh một cách đơn giản và rõ ràng hơn, tránh quản lý chồng chéo và không thống nhất gây khó khăn, mất thời gian, tốn chi phí đầu tư vào những mục tiêu không khả thi.
- Giúp doanh nghiệp có thể phát hiện được sớm những khó khăn, rủi ro tiềm ẩn từ các khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành hoặc từ những chiến lược, mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đang lên kế hoạch triển khai. Từ đó doanh nghiệp đưa ra phương hướng khắc phục phù hợp hơn và đánh giá hiệu quả công việc chính xác hơn.
- Ngoài ra, quản lý khách hàng không chỉ quan trọng với doanh nghiệp và các nhà quản lý mà nó còn quan trọng đối với các nhân viên trong doanh nghiệp nữa. Bởi vì, quản lý khách hàng tốt có thể cho phép nhân viên quản lý thời gian và công việc một cách hợp lý và hiệu quả hơn, đồng thời giúp nhân viên nắm rõ được thông tin từng khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành để có thể liên hệ và chăm sóc kịp thời nhằm tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Các bài viết liên quan:
- Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng
- Lợi ích khi triển khai hệ thống chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp
Đức Tâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét